"Mày hả bưởi" là gì mà lịch sử gần trăm năm?

"Mày hả bưởi" là gì mà lịch sử gần trăm năm vẫn tồn tại? Ý nghĩa của câu nói này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé các bạn!

1. Mày hả bưởi là gì?

"Mày hả bưởi" là cách nói vui của "mày hả con", một kiểu đắc ý khi làm thứ gì đó ra trò; hoặc cách chọc quê người khác không biết tự lượng sức mình. "Mày hả bưởi" còn được hiểu là "cho mày chết" hay "cho mày biết tay tao" với hàm ý vui vẻ.

Trong tiếng anh, pomelo /ˈpɑː.mə.loʊ/ nghĩa là trái bưởi. Vì thế, “pomelo, mày hả bưởi” được hiểu là một cách chửi thề hệ trái cây hài hước, nhẹ nhàng của các bạn trẻ.

2. Nguồn gốc của mày hả bưởi?

Tính đến nay, "mày hả bưởi" có tuổi đời đã ngoài 90.

"Mày hả Bưởi" từng xuất hiện trong tác phẩm Con nhà nghèo của nhà văn Hồ Biểu Chánh xuất bản năm 1930. Trong truyện, Bưởi làm chức cai tuần hèn mọn còn Tư Lựu là em gái của anh.

Một địa chủ (cậu Hai Nghĩa) trong làng đã ve vãn khiến Tư Lựu mang thai. "Mày hả Bưởi" hay "mày đó hả Bưởi" cách địa chủ trong vùng gọi nhân vật Bưởi, với hàm ý khinh thường người nghèo, không có địa vị cũng như tiếng nói trong xã hội.

"Mày hả bưởi" còn được cho là xuất hiện trong một truyện cười kể về cô gái hoa quả hay thay tên đổi họ. Vì không nhớ tên chính xác nên mọi người gọi cô là "mày hả bưởi". Trong trường hợp này, một người nhằm xác định cô gái là người bán hoa quả vẫn thường thấy hay không?

3. Mày hả bưởi phổ biến như thế nào?

"Mày hả bưởi" là một trong những câu cửa miệng được nhiều người sử dụng khi chơi bài Tiến lên miền Nam. Không chỉ tăng kịch tính, mày hả bưởi còn là một lời thách thức của những người sở hữu trong tay một cỗ bài đẹp. Trong một số game mobile như Tiến lên miền nam, cụm từ "mày hả bưởi" cũng xuất hiện khá thường xuyên.

"Mày hả bưởi" còn được dùng phổ biến trong các truyện tranh hài trên mạng xã hội, từ các trang như cuoivl đến các fanpage khác. Là câu nói mang tính “chọc quê" cao độ, mày hả bưởi được sử dụng thay thế cho câu mày hả con bởi:

•             Không đi vào lối mòn nhàm chán và nặng nề.

•             Đầy đủ ngữ nghĩa và giúp biểu đạt sắc thái một cách hài hước hơn.

 

Bài mới
Bài cũ