Biểu tượng "Cây đa- giếng nước- sân đình" nét đẹp làng quê

Từ ngàn năm nay hình ảnh "Cây đa- giếng nước- sân đình" đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt Nam.  Bộ ba "Cây đa- giếng nước- sân đình" gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa nước. 

Hình ảnh Cây đa, giếng nước, sân đình trong đời sống

Có thể nói ở đâu có "cây đa" là có "giếng nước" hoặc "sân đình" và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi hay nói khác hơn là ở đâu có con người sinh sống thì ở nơi đó có sự hiện hữu của bộ ba biểu tượng này. Ca dao việt nam có câu: "Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ", "Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say" hay " Dời chân bước xuống lễ đình, họa chăng có gặp bạn tình hay không",... nhưng vì sao và do đâu mà nó gắn kết với đời sống của người dân đến vậy? Phải chăng ở đây có cái gì đó gắn kết con người lại với nhau để từ đó chúng ta lại có một cái nhìn mới hơn và toàn diện hơn về những hình ảnh biểu trưng này?

 Trong tâm thức của mỗi người Việt, làng xóm thật gần gũi và gắn bó. Làng là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là tiếng võng kẽo kẹt trưa hè với lời ru ầu ơ của mẹ mà khi nhớ lại như nâng bước ta trên mọi nẻo đường. Làng với những hình ảnh tiêu biểu như cây đa, bến nước, sân đình, là lũy tre xanh bao bọc, là sừng sững một cổng làng hay ngào ngạt hương sen nơi ao làng. Những đêm trăng thanh gió mát, trai thanh gái lịch đi gánh nước ở giếng làng, hay tụ tập nơi đình làng. Họ gặp nhau và những lời tỏ tình thấm đẫm ánh trăng được nhen lên từ đó... tất cả trở thành nỗi thân thương, là ký ức về một niềm quê yêu dấu của mỗi con người.

 Làng thân thương và gắn bó với mỗi người và nó được gắn bó từ những nét đặc trưng nhất như cây đa, giếng nước, mái đình. Giếng làng là nơi các thôn nữ ra gánh nước, soi mình làm duyên, nơi trai gái tâm tình hò hẹn. Nơi giao lưu gặp gỡ của những người dân nơi làng quê mỗi khi ra gánh nước về dùng. Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà tranh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Cái giếng tượng trưng cho sự trong sạch, mát mẻ, giúp quên đi sự mệt nhọc và cái khát. Trong cái tổng thể của văn hóa làng quê bình dị mà lung linh huyền ảo ấy, cây đa có thần, mái chùa có phật thì giếng nước là sự tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Đối với trong tâm thức của mình, người Việt có thể sống thiếu hạt gạo mỗi khi giáp hạt, thiếu áo mặc mỗi khi mùa đông giá rét, nhưng không thể thiếu cái giếng nước. Giếng không chỉ là mắt của đất, nó còn là trái tim của làng, là cái hồn của xóm.

Ý nghĩa tâm linh của cây đa

 Cây đa hay còn gọi là cây xanh hay cây si, từ xa xưa đã được coi là loài cây có sức sống bất tử và trường thọ. Thực tế, chúng có thể được tìm thấy ở mọi nơi, ngưng tụ và thu hút năng lượng tâm linh. Nhiều giả thuyết, câu chuyện dân gian đã “thêu dệt nên gấm vóc”, biến những loài cây này thành linh vật văn hóa. Chính vì vậy, cây đa được coi như một biểu tượng tâm linh của làng. Mặc dù chúng mọc ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng chúng thường được trồng ở các khu vực như trưởng thôn, đình làng cổ kính và chùa chiền. Cây đa mang lại không khí tâm linh, thoáng đãng và cảm giác thanh bình cho đình, chùa. Theo dân gian, các vị thần và linh hồn không may mắn được cho là sống bên trong cây đa. Thần ngày càng gắn bó với cây đa khi nó càng lớn càng dày đặc. Người dân thường tôn kính và thắp hương xung quanh những cây đa già quanh làng. Hành vi này vừa thể hiện sự tôn kính đối với thần linh, vừa mong muốn những linh hồn không nơi nương tựa có thể về nương tựa nơi cửa Phật chứ không phải quấy phá người dân địa phương.

Nếu họ đến một cây đa cổ thụ ở nơi có con người mở đường, chẳng mấy ai dám phá bỏ nó. Thay vào đó, người dân sẽ đi đường vòng. Và họ sẽ dựng những bàn thờ gần những cây cổ thụ cổ kính đó.

 Dưới bóng cây đa, họ có thể vừa nghỉ ngơi để uống bát nước chè xanh, ăn bữa trưa với bát cơm nắm và chút muối vừng mang theo; trao đổi nhau về những đồng ruộng, chuyện mùa màng, thời tiết, chuyện làm ăn, buôn bán.

 Không những thế đó còn là nơi nghỉ ngơi hóng mát của các cụ già, hay là nơi họp của cả làng, nơi tổ chức những ngày hội hè đình đám…

 Đó là chưa kể cạnh gốc cây đa nào trong làng trai gái thường hò hẹn gặp gỡ nhau, trao duyên gửi phận cho nhau mà mà còn hò hẹn tập trung để đi củi, đi làm thuê; trẻ con thường đánh cù, đánh đáo,… chơi cùng nhau và không ít cuộc hát ví, hát ghẹo dưới đêm trăng thường diễn ra bên cạnh gốc cây đa làng.

Giếng nước cũng là một yếu tố mang dậm chất “thôn quê”

Giếng nước là thứ thường thấy vào thời ông bà ta. Nhiều vùng vẫn giữ được “nét đẹp” của mình cho đến ngày nay. Giếng nước như một món quà của thiên nhiên, ban tặng cho con người nguồn nước ngầm sạch và quý gia. Đôi khi nước từ giếng còn có thể uống liền được. Giếng nước gắn liền với những kỉ niệm đẹp của lớp người xưa cũ, đôi khi nó là tiếng cười hay những giây phút lao động bên nó. Nếu giếng nước thường được gán với hình ảnh người phụ nữ thì sân đình lại gắn liền với những người đàn ông. Sân đình làng đóng vai trò là trung tâm hành chính, văn hóa và xã hội của làng. Những cuộc hội họp, kiện tụng, văn hóa – nghệ thuật … và tất cả những sự kiện trọng đại của làng đều diễn ra ở đây. Đình còn được gọi là “đại bản doanh” của làng. Mỗi thanh niên trong làng có trách nhiệm trông nom và duy trì nơi ở nó. Một cộng đồng giàu có có một ngôi đình lớn, trong khi một làng hoàn toàn nghèo hơn sẽ có một ngôi đình nhỏ hơn.

Hình ảnh sân đình 

Đình làng là nơi cư dân tôn vinh vị thần của làng, người có công lập làng. Về mặt tâm linh, đình làng có vai trò quyết định không nhỏ đến vận mệnh của làng. Người ta thường xem xét đình làng để xác minh mặt bằng và hướng của đình có phù hợp với phong thủy hay không, bất kể làng đó có phúc hay không. Đình là biểu tượng, tinh thần và văn hóa của làng. Đó là đặc trưng của kiến trúc từng thời kỳ. Nó là “điểm nhấn” trong trí nhớ con người cũng như tâm điểm của bức tranh phong cảnh Việt Nam. Và mái đình là nơi linh thiêng nhất, thờ vị thần trấn giữ bình yên cho cả làng. Đó là nơi tín ngưỡng, để dân làng tụ tập trong những ngày lễ hội, là nơi hương khói và hội bàn việc dân việc nước.

Tổng kết

Khi những cảnh vật trên được tái hiện lại trở nên thơ mộng và đẹp vô cùng. Nó thể hiện một cách chân thực và sống động nhịp sống của làng quê Việt Nam. Nó gợi cho mỗi chúng ta nỗi nhớ nhung man mác về sự yên bình chốn quê hương. Xã hội ngày càng phát triển thì ta càng khó có cơ hội được thấy lại những hình ảnh xưa cũ kia nữa. Chính vì thế mà những bức tranh sơn dầu cây đa, giếng nước, sân đình càng có ý nghĩa to lớn hơn. Chúng lưu giữ và tái hiện lại những hình ảnh đặc trưng của những vùng quê xa xưa. Đem lại những cảm xúc khó diễn tả, đồng thời giảm bớt phần nào sự nhớ nhung với những người con xa quê.  Cây đa, giếng nước, mái đình do đó đã ăn sâu vào tâm khảm những người con đất Việt, không chỉ là biểu tượng của làng quê chốn yên bình mà còn là nơi gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người.

 

Bài mới
Bài cũ