Chắn là gì? Nguồn gốc bộ bài đánh chắn

Xã hội luôn thay đổi nhưng những truyền thống, văn hóa, phong tục thì sẽ được gìn giữ và duy trì. Đối với các trò chơi dân gian cũng vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu Chắn là gì? Và nguồn gốc ra đời bài đánh chắn nhé!

Khi mình nhắc đến trò chơi này, chắc hẳn rất nhiều người già trẻ lớn bé đều biết hoặc đã nghe qua, đó chính là chơi chắn.  Để có cái nhìn rõ nét trò chơi dân gian là đánh bài chắn, hôm nay mình sẽ mang đến cho các bạn một bài viết để có thể tìm hiểu sâu hơn về đánh chắn là gì, đánh chắn như thế nào và luật chơi chắn cho tất cả mọi người nhé.

 CHƠI CHẮN ONLINE NGAY

Nguồn gốc game Chắn

 Nguồn gốc của bài Chắn là Tổ Tôm. Đây là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam. Tên gọi của trò chơi được đọc lệch ra từ chữ “Tụ Tam” - có nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn và Sách.

  Cũng có tài liệu nói rằng Tổ tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình trên quân bài đều là hình vẽ kiểu của người Nhật, theo lối tranh mộc bản (Mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912). Trong số các quân bài này có 18 hình là người đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, hoa đào, tòa thành, thuyền cũng là những hình ảnh mang đậm nét của người Nhật.

 Tuy nhiên giải thích này có vẻ không được đúng lắm vì thực tế người Nhật không hề biết đến Chắn mà chỉ có người Việt chơi.

 Giữa năm 2002, một người Trung Quốc tên là Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài Tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền Nam Trung Quốc thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông… Các trang phục của hình vẽ đó thuộc nhà Đường. Đây là thời kỳ văn hóa thịnh đạt nhất. Nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bài này. Cũng theo bà cho biết, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới được làm bằng giấy.

 Bài Tổ tôm có 120 quân gồm có 3 hàng Vạn, Văn, Sách. Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu “Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng”. Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu.

 Các loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa nên có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ tôm được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

 Từ thể loại bài Tổ tôm phức tạp và rắc rối này, bài Chắn ra đời dựa trên sự đơn giản hóa có cải tiến từ bộ bài và luật chơi của Tổ tôm. Đó chính là nguồn gốc bài Chắn – trò chơi dân gian rất được ưa chuộng ở Việt Nam ta.

Như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng bộ bài chắn là 1 biến thể của bài Tổ tôm. Tuy nhiên, Tổ tôm do người Trung Quốc, Nhật Bản hay do ông cha ta sáng tạo ra thì vẫn còn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Và không ai biết chính xác đánh chắn xuất hiện từ bao giờ và ai đã sáng lập ra. Điều mà chúng ta biết đến chính là trò chơi dân gian này đã được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Hiện tại đánh chắn vẫn duy trì được nét đẹp của mình khi thường xuyên được xuất hiện trong những dịp lễ Tết, hội hè, đình đám…

 Hiện nay, cách chơi chắn cạ là phổ thông và được mọi người chơi nhiều nhất. Với lối chơi phù hợp và dễ hiểu thì trò chơi dân gian này ngày nay được nhiều người lựa chọn để giải trí cũng như đổi thưởng. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu hiện nay thì trò chơi còn được số hóa và trở thành một trong những game online có nhiều lượt truy cập bậc nhất.

 Để có thể chơi game chắn, mời bạn tham khảo bài viết “Hướng dẫn chơi chắn, luật đánh chắn toàn tập” nhé!

 

Bài mới
Bài cũ